Dự báo 3 mã cổ phiếu trong tuần (2/5 - 3/5) (6/5 - 10/5): AAV - SHB - IDC 

Đang truy cập: 171
Trong ngày: 7246
Trong tuần: 51218
Lượt truy cập: 3401989

Lượt xem: 326

Xác định điểm mua, bán chứng khoán qua chỉ báo Momentum

Dựa vào chỉ báo Momentum, nhà đầu tư dự báo xu hướng, xây dựng phương án đầu tư, quản trị rủi ro, xác định đúng điểm mua vào bán ra.

Chỉ báo Momentum (hay còn gọi chỉ báo xung lượng) đo lường tỷ lệ thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian. Biểu đồ cập nhật liên tục tạo thành một dao động trong khoảng trên và dưới 0. Nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này kết hợp các tín hiệu khác để phân tích xác định điểm cổ phiếu có thể tăng giá hoặc đảo chiều, dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường trong khoảng thời gian nhất định thông qua cách tìm kiếm sự phân kỳ, đường chéo giữa và các chỉ số giới hạn.

Cách tính

Nhà đầu tư tính chỉ báo Momentum bằng cách so sánh giá đóng của của phiên giao dịch hiện tại với giá đóng cửa n phiên giao dịch trước đó:

M = (CP : CPn) x 100

Trong đó:

M: Chỉ báo Momentum

CP: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch hiện tại

CPn: Giá đóng cửa tại phiên giao dịch thứ n trước đó

n: Khoảng thời gian được xác định bởi mỗi nhà đầu tư tùy vào từng chiến lược khác nhau.

Ví dụ cách tính chỉ báo xung lượng của một cổ phiếu:

Giá hiện tại: 109,10, Giá phiên trước đó 10 ngày: 102,50

M = (109,10 : 102,50) x 100 = 106,43

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Chỉ báo xung lượng hoạt động tốt nhất khi được sử dụng với các công cụ giao dịch khác. Hầu hết các nhà giao dịch lành nghề đều xem xét các chỉ số khác như đường MA, đường chéo 100, phân kỳ...khi đưa ra lựa chọn mua hoặc bán.046.1

Tín hiệu mua:

- Nhà đầu tư nên mua vào khi chỉ báo Momentum vượt qua đường 100 theo chiều từ dưới lên. Khoảng cách của đường Momentum càng xa đường tham chiếu, đà tăng sẽ càng mạnh. Ngược lại, nếu như gần với đường tham chiếu, biến động sẽ càng yếu.

047

Cổ phiếu tăng giá khi chỉ báo Momentum ở trên đường 100.

- Kết hợp chỉ báo Momentum và đường MA với những chu kỳ khác nhau. Chu kỳ càng dài thì độ chính xác càng cao, thường là 9, 14, 21. Nếu đường Momentum đi lên và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.

- Phân kỳ giảm: Xảy ra khi giá tăng, nhưng các đỉnh của chỉ báo Momentum giảm. Điều này cho thấy khi giá tăng, động lực mua chậm lại.

Tín hiệu bán:

- Ngược lại với tín hiệu mua, khi chỉ báo Momentum cắt xuống dưới đường chéo 100 có nghĩa giá của cổ phiếu đã đạt mức cao nhất và đang đảo chiều hoặc giá đã phá vỡ mức thấp gần nhất., là một tín hiệu giảm giá.

- Nếu đường Momentum đi xuồng và cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán.

- Phân kỳ tăng: Giá cổ phiếu đi xuống, nhưng các đáy của chỉ báo xung lượng tăng. Điều này cho thấy khi giá giảm, động lực bán chậm lại.

Tín hiệu thoát:

Khi chỉ báo Momentum giảm xuống dưới 100 hoặc các đường trung bình động cắt nhau theo hướng ngược lại.

Chỉ báo Momentum là công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư phân tích, tìm điểm giao dịch thích hợp, nhưng hiếm khi được sử dụng riêng lẻ. Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm thường kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau để xác định xu hướng thị trường, điểm giao dịch.

 


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
 

Địa chỉ: Văn phòng 71 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa - Hà Nội

Một điện thoại liên hệ duy nhất: Ms Lan 0966 748 952 

Email: lantuyen71@gmail.com

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ SỐ: 01E8020878 UBND quận Đống Đa, TP. Hà Nội cấp ngày 23/5/2016

Copyringht 2010 - 2024/ http://congchuc-vienchuc.com giữ bản quyền website này